LỚP 12-1 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN K29
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP 12-1 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN K29

LỚP 12-1 XIN CHÀO CÁC BẠN
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đôi nét về trường

Go down 
Tác giảThông điệp
vunanh1604
V.I.P
V.I.P
vunanh1604


Nam
Zodiac : Aries
Số bài Số bài : 159
Birthday 16/04/1991
Đến từ UEH

Đôi nét về trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Đôi nét về trường   Đôi nét về trường I_icon_minitimeSun Jan 03, 2010 8:22 pm

Làng Ô Gia, là nột trong những thôn xã thuộc phạm vi huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, được khai sinh giữa hai dòng thuỷ lưu sông Thu Bồn và sông Vu Gia . Phong cảnh địa lý thôn trang rất hữu tình, trải dài dưới bóng Trường Sơn hùng vĩ với những cánh đồng ruộng lúa bạt ngàn, những nương dâu, rẫy bắp thẳng cánh cò bay bao la bát ngát.

Phổ hệ di tuyền rằng : Dưới thời nhà Hậu Lê, theo chân cuộc Nam tiến lịch sử của trăm họ Việt tộc ra đi từ đất Bắc, tổ tiên dòng giống Đỗ tộc Ô Gia đã dừng chân và định canh khai cư tại địa phương nầy rồi lập nên Ô Gia thôn đến ngày nay . Cũng như các bậc tiền nhân khác, tiền hiền Đỗ tộc bắt nguồn từ Ngài Nhỉ Tổ Đỗ Văn Thơ cùng con trai là Ngài Tỷ Tổ Thanh Lam Hầu Hà Quận Công Đỗ Văn Hầu đã đóng góp công sức và xương máu của mình cho sự nghiệp mở mang bờ cõi nước Nam rộng lớn hơn trên lảnh thổ người Chiêm Thành từ thủa khai nguyên." Dấu ấn lịch sử còn để lại trên dải đất nầy : Từ sau bước chân vu qui của Huyền Trân Công Chúa năm 1306 và nhứt là từ khi nhà Trần đổi tên hai Châu ( Ô, Lý) thành Thuận Châu và Hóa Châu năm 1307".

Thế rồi, trải qua bao thăng trầm giữa thời gian, với bản năng sinh tồn của con người trước tạo hóa, năm Ất mão,1856, đời thứ 7 Đệ Ngủ phái ( Một trong Đệ Lục Phái ), dòng tộc Đỗ Ô Gia đã sanh hạ Cụ Đỗ Đăng Tuyển, tục danh Đỗ Đăng Cát, biệt hiệu Hy Đào-Trình Hiền, bí danh Cách mạng Sơn Tẩu . Người ở quê thường gọi "Cụ Ô Gia". Con cháu quen gọi "Ông Chủ Lư hay Lão Túy Ông" .


Trường THPT mang tên Đỗ Đăng Tuyển ở Đại Lộc, Quảng Nam


Cụ Đỗ xuất thân là một nhà nho uyên thâm nhưng rất nhiệt tâm vào cái học thực dụng , nên thời gian xuất chính Cụ trông coi việc quân sự, bố phòng tại địa phương. Năm Nhâm ngọ,1882 , dưới triều Tự Đức, Cụ được bổ làm Quản Hiệu Sơn Phòng Đại Lộc ( Hiên Giằng ). Gặp lúc thực dân Pháp đô hộ nước nhà và tại Quảng Nam, các nghĩa dân, nghĩa sĩ nổi lên chống giặc ngọai xâm . Đăc biệt nhứt là sau trận tấn công vào quân đội Pháp bị thất bại của quân chính phủ Nam Triều, đưa đến việc kinh thành Huế thất thủ và vua Hàm Nghi phải bôn tẩu ra Hà Tỉnh. Tại đây, trong rừng già dảy Trường Sơn, vua hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn quốc kháng chiến đánh Tây, từ Bắc xuống Nam.

Trước cao trào Cần Vương và Văn Thân, năm 1885, Cụ Đỗ đã nhiệt tình ủng hộ và chính thức gia nhập phong trào Nghĩa Hội do Tiến sĩ Trần Văn Dư là sáng lập viên cùng các nhà khoa bảng trong tỉnh như Tiến sĩ Phạm Như Xương, cữ nhân Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành ở Thăng Bình, Trần Đỉnh ( Tán Thừa ), Nguyễn Hanh, Ông Ích Thiện..vv.. Sơn Phòng Sứ, Trần Văn Dư, có trọng trách bình trị miền Thượng du Quảng Nam đã chiêu mộ các quan chức dưới quyền và nhân dân trong tỉnh biến đổi các khu sơn phòng Quế Sơn, Trà My, Dương Yên, A Bá, An Lâm thành căn cứ địa, chiến khu cho Nghĩa Quân Tân Tỉnh . Tại bản doanh làng Trung Lộc, Hồng lô tự Khanh, Nguyễn Duy Hiệu (Hường Hiệu) đã chính thức đứng ra lảnh trách nhiệm Chỉ huy quân sự và đồng thời Ông cũng là lý thuyết gia chính trị, đã vạch ra cương lỉnh :

- Đuổi Pháp ra khỏi nước
- Thanh trừng Việt gian và tay sai cho Pháp.
- Xây dựng một khu chiến địa dựa lưng vào dãy Trường Sơn để duy trì công cuộc kháng chiến chống ngọai xâm về lâu về dài.


Do vậy, Nghĩa Hội đã cử Cụ Sơn Tẩu Đỗ Đăng Tuyển và Trần Đỉnh ( Tú Đỉnh ) trong chức vụ Tán Tương Quân Vụ, đồng lảnh đạo những cánh quân phía Bắc Tân Tỉnh thuộc vùng Đại Lộc, Hiên Giằng .

Trong 3 năm ( 1885-1887 ), lực lương nghĩa quân do các Cụ chỉ huy đã tiêu hao khá nhiều quân địch lấn chiếm vùng phạm vi quản hạt. Trên đà thắng lợi với thành tích Cách Mạng của Nghĩa Hội cũng như lòng yêu nước trước cảnh nhà tan cửa nát dưới ách thống trị của thực dân Pháp mà triều đình Huế lúc bấy giờ đã tỏ ra quá nhu nhược. ( Hoàng Tử Ưng Kỳ được Pháp lập lên thay vua cha, lấy niên hiệu Đồng Khánh ). Bởi các lẻ ấy, Nguyễn Duy Hiệu, với trọng trách Lảnh Binh Tân Tỉnh đã tuyên bố thay đổi chiến lược từ thế thủ qua thế công và huy động toàn thể lực lượng Nghĩa Quân kéo về phủ Điện Bàn đánh chiếm tỉnh lỵ hành chánh Quảng Nam ở thành La Qua ( Vĩnh Điện ), làm cho các Tổng đốc, Bố chánh, Án sát bỏ chạy trối chết lấy thân. Thế rồi, từ làm chủ từng địa phương, các dũng tướng thủ lỉnh Nghĩa Hội đã công khai tổ chức chính quyền mới, lập lại việc nội trị hành chánh xã, thôn, biến Quảng Nam "Như một nước riêng, đặt Tân Tỉnh tại Trung Lộc".

Trước tình hình Cách mạng bạo động nổi dậy như thế, triều đình Huế, dưới quyền sanh sát Cần Chánh Phủ Sứ, Nguyễn Thân bèn phối hợp với tướng Schants, chỉ huy quân đội Pháp, xua quân tấn công các vùng do Nghĩa quân kiểm soát. Với sức mạnh của quân đội hổn hợp Việt-Pháp và với vủ khí tối tân, Lực lượng Nghĩa Hội núng thế, bỏ các vùng đồng bằng rút về cố thủ chiến khu rừng núi . Lại nữa, khả năng chiến đấu không cân xứng giữa Lực lượng Nghĩa quân với quân đội viễn chinh được sự tiếp tay của quân triều đình vừa dọa nạt, vừa mua chuộc chính quyền thôn ấp bằng nhiều giãi thưởng. Cộng thêm vào đó, sự kiện bất hòa xãy ra bên trong các chỉ huy Nghĩa quân tại địa phương đưa đến sự thể nghi kỵ lẫn nhau. Từ đây thanh thế Nghĩa Hội xuống dốc trầm trọng, nhứt là những vụ chém giết, thanh trừng bừa bãi vào những người làm việc, đi lính, tiểu công chức cho Pháp và bị qui là đã tiếp tay, nối gíao theo giặc. Hiện trạng nầy, lúc bấy giờ đã đưa đến trường hợp :

"Ai về chín xã sông con "
"Hỏi thăm Tú Đỉnh có còn hay không ".


Tương truyền rằng : " Ông Trần Đỉnh (Tú Đỉnh), người làng Gia Cốc, nguyên là thành viên Nghĩa Hội, cũng vừa là Tán Tương Quân Vụ vùng chín xã sông con thuộc miền nguồn tây Đại Lộc. Trước ngày Pháp tấn công vào Bộ chỉ huy ở Trung Lộc, Ông đã bị Nghĩa Hội hạ lệnh chặt đầu" . Sự tình không ai rõ nguyên thuỷ và mãi đến ngày nay cũng không có một tài liệu sử sách nào cung cấp chính xác lý do để chứng minh Tán Thừa đầu hàng giặc hay phản trắc theo lời chiêu dụ của triều thần vua Đồng Khánh. Dân gian khắp vùng quê Tổng Quảng Hoà cũ còn truyền tụng với nhau là : " Trong các Vị Tán Tương Quân Vụ ngày ấy, chỉ có cánh Tán Thừa là mạnh nhứt, nên họ đệ trình lên Lảnh binh một số đơn tố cáo Tú Đỉnh đã có những hành vi coi thường và hiếp chế họ, rồi Lảnh binh Nguyễn Duy Hiệu đã phê vào đơn một câu : " Thập Tán Bất Năng Trừ Nhất Tán", có nghĩa là : "cả chục ông mà không thể trừ nổi một Tán Thừa hay sao ? ". Thế rồi, trong một lần về Bộ chỉ huy họp bàn kế họach chống giặc, những ông Tán ấy phục giết Tú Đỉnh", nên chi , câu ca bình dân rêu rao rằng :

" Tiếng đồn Tú Đỉnh sông con "
" Nghe lời Đồng Khánh lên non bị chặt đầu".


Trước sức tấn công, đàn áp, khủng bố, lùng bắt khốc liệt của giặc Tây, Thủ lảnh Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu bàn định một kế sách hoãn chiến. Ông Dư sẽ về Huế bệ kiến vua Đồng Khánh thương lượng một giãi pháp chính trị dung hòa giữa Triều đình với Tổ chức Nghĩa Hội theo Hịch Cần Vương . Và nghĩ rằng Vua sẽ nghĩ đến tình thầy trò ngày trước mà nể nang hơn. ( Tiến sĩ Dư là giảng tập Chánh Mông Đường, thầy dạy học vua Đồng Khánh lúc còn là Hoàng Tử ). Nhưng trên đưòng về Kinh, Ông bị Tổng Đốc Quảng Nam, Châu Đình Kế bắt giam và giết vào cuối năm 1885.

Sau những lần bị tấn công liên tiếp vào cứ điểm Nghĩa Hội bên trong huyện Tiên Phước, mãi cho đến tháng 6 năm 1887, lại một lần nữa, Cần Chánh Sứ Nguyễn Thân, đồn quân ở Tam Kỳ, đã dốc tòan lực đánh úp đồn An Lâm, là Lảnh địa Tân Tỉnh cuối cùng. Lảnh binh Hường Hiệu cùng tàn quân trốn thoát khỏi trận chiến nầỵ. Đã đến lúc, thế cùng, lực tận, phải bảo toàn sinh mạng và hậu vận Nghĩa Hội, Ông bèn thiêu hủy ấn tín, giấy tờ và giải tán Nghĩa binh, khuyên họ trở về với gia đình làn ăn, rồi tự nộp mình cho Pháp tại Ngũ Hành Sơn. Để tránh hệ lụy cho các chí sĩ thuộc hạ khác, trước sự dụ hàng của Pháp và Triều đình Huế, Ông vẫn một lòng trung thành không tiết lộ các đồng đảng với quân thù mà chấp nhận chỉ một lời từ sơ chí mạt lảnh phần "làm giặc chống Tây" có riêng mình trước khi lên đoạn đầu đài ở pháp trường An Hòa vào ngày 1 tháng 10 năm 1887. Trong khi ấy, Ông Phan Bá Phiến cũng quyết một lòng sắc son với núi sông đã uống thuốc độc quyên sinh giữ tròn khí tiết thủy chung vì thù nhà nợ nước.

Từ ngày Nghĩa Hội tan rã, thôi việc Cần Vương, trở về vui thú điền viên, Cụ Đỗ Đăng Tuyển, với túi thơ, bầu rượu ngày lại, ngày qua, làm bạn với Lưu linh. Tuy nhiên," Tửu bất túy nhân, nhân tự túy". Vì ,Túy Ông đã uống rượu quê hương nên say men hòan cảnh , có khác nào Cụ Tam nguyên Yên Đỗ, Nguyễn Khuyến, mượn rượu quên đời trong cơn thất chí bình sinh. Đã thế, cái danh " Lão Túy Ông " ( Ông lão say ) từ chốn quan trường đến nơi thôn vắng chẳng ai mà không biết và cũng chẳng có gì sai, xem ra ông đâu còn là một vị Tán Tương uy vũ của Nghĩa quân Cần Vương ngày nào . Trông ông đã suy yếu lắm rồi, thân hình gầy gò, hai má tóp hóp, đầu râu tóc bạc nên chi mới ba mươi tuổi, tóc ông đã trắng như vôi . Tâm trạng có khác nào ngày xưa Mạc Đăng Dung :

" Thù nước chưa xong, đầu đã bạc ".
" Gươm mài vừng nguyệt đã bao ngày".


Gần 20 năm ẩn dật tận làng quê hẻo lánh, nuôi chí báo thù cho tổ quốc, đồng bào, duy chỉ một người biết Túy Ông đang che mình như một lão say đó là người Lão bộc" vô danh" thân tín trung thành luôn luôn bên mình như hình với bóng. Nhờ Lão bộc tận trung này mà Túy Ông bắt đầu bí mật liên lạc được với Tiểu La, Nguyễn Thành , nguyên là dũng tướng Cần Vương ngày trước cũng tự thu mình giấu chí, làm như chỉ biết làm nông nuôi mẹ tận Nam Thạnh Sơn Trang. Thậm chí, anh hào nổi tiếng hùng văn xứ Nghệ, Phan Sào Nam cũng đã thân hành đến tận Ô Gia thôn mật đàm với Túy Ông để cùng nhau tìm đường cưú quốc.

Do vậy, năm 1902, Tây Hồ, Phan Chu Trinh ( 1872-1926 ) phát động phong trào Duy Tân, Phan Bội Châu ( 1867-1940 ) khởi xướng công cuộc Đông du và tôn cháu 5 đời của Vua Gia Long là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ . Cho nên, Duy Tân Hội được sáng lập tại tỉnh nhà Quảng Nam, vào năm 1904, mà Cụ Đỗ là người đứng đầu trong tỉnh, đã soạn thảo chương trình hành động, nhưng hoàn toàn truyền khẩu chứ không ghi chép sổ sách giấy tờ để tránh mật thám Pháp. Túy Ông, Đỗ Đăng Tuyển đã cùng Tiểu La, Nguyễn Thành ra sức âm thầm quyên góp được ba ngàn đồng bạc ( Số tiền nầy lúc bấy giờ rất lớn, vì 1 ang gạo giá chỉ có 2 xu ; Ông Châu Thượng Văn đã cầm cố cả gia sản chỉ được có 350 đồng ! ) để làm lộ phí cho Phan Sào Nam, Đăng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ vượt biển qua Nhật. Song song với sự nghiệp xuất dương du học, tại bản xứ, những Thương Hội cũng được thành lập, và đã có nhiều cổ phần đóng góp. Khắp nơi trong tỉnh có 40 trường học mở cửa đón học trò theo chương trình giáo dục mới với chủ trương " Dân trí có phát triển thì dân khí mới quật cường, nổi lên cởi ách nô lệ, thực dân."

Trong thời gian nầy, Cụ Đỗ Đăng Tuyển là nhân vật kiệt hiệt nhất thuộc hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Nam. Vừa bành trướng Duy Tân Hội, Cụ Đỗ, lại vừa đắc lực tiếp tay ủng hộ tài chánh cho công cuộc du học sinh tại Nhật dưới trướng của Phan Bội Châu . Nhờ thế, Cụ Đỗ đã quan hệ mật thiết với một người thanh niên phụ tá đắc lực cho Phan Bội Châu lúc bấy giờ cùng chí hướng là Ông Võ Bá Hạp, có trách nhiệm từ Huế ra thấu tỉnh Quảng Bình. Những ngày tháng ấy thật căng thẳng, tất cả những công việc đội đá vá trời lại phải tiến hành bí mật, che giấu cẩn thận dưới cái vỏ ngoài của một Lão say trước cảnh dầu sôi lửa bỏng.Và Cụ cũng vừa là nhân vật trụ cột cho các phong trào bạo động tại Quảng Nam. Lại nghe phía ngoài Thanh, Nghệ, Tỉnh, phía trong có Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận dân chúng cũng đã nổi dậy đồng lọat chống sưu cao, thuế nặng cuả chính quyền thực dân và chính phủ bảo hộ.

Chuyện kể rằng : " Khi người Lão Bộc báo cho Túy Ông tin, từ một buổi đám giỗ ở làng Phiếm Aí đã nổ ra vụ dân chúng tập hợp kéo nhau đi xin giảm sưu dịch, có một tên Lý trưởng lén đi báo quan huyện, quan huyện sợ qúa, đã nhanh chân chạy về tỉnh thành La Qua, tình hình xem ra chẳng yên, Lão Túy Ông chỉ cười hỏi : ( Lý trưởng, Tri huyện đều bỏ chạy hết à ? ). Người Lão Bộc đã phải thưa lại, do khí thế dân chúng ngất trời, không lén chạy, thì chỉ có nước bị vây bắt, có khi còn bỏ mạng là đằng khác ! Như Đề Tuệ ở Tam Kỳ, chỉ nghe dân chúng hô bắt mà đã sợ qúa, hộc máu chết trên xe ". Từ những thành tích Cách mạng vẽ vang và gần suốt cuộc đời tận trung với đất nước qua các phong trào Nghĩa Hội Tân Tỉnh rồi Duy Tân Hội, và nhứt là công cuộc Đông Du mà cả nước chỉ trông cậy vào " Bắc Ngư Hải, Nam Sơn Tẩu " ( Phía Bắc kinh đô Huế có Ngư Hải, Đặng Thái Thân, Phía Nam có Sơn Tẩu , Đỗ Đăng Tuyển ). Chính vì thế Cụ Đỗ đã được Triều đình Nhà Nguyễn sắc phong " QUẢNG NAM, VĨ NAM SƠN-TẨU VI CHỦ " .

Năm 1908 phong trào Đông Du bị thực dân Pháp liên kết với chính phủ Nhật Bản trục xuất lãnh tụ Phan Bội Châu và các lưu học sinh khỏi Đông Kinh. Trong nước, nhất là nội vi tỉnh Qủang Nam, chúng bắt lưu đày và tàn sát nhiều nhà lãnh đạo ái quốc khác. Rồi tin dữ cũng dồn dập theo tới . Một loạt những tên tuổi như Ông Ích Đường, Trần Thuyết, Lê Tựu Khiết, Ấm Loan bị xử chém. Tiếp theo là những vụ bắt bớ, tù đày dành cho Tiểu La, Châu Thượng Văn, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Bi thảm nhất là Chí sĩ Trần Qúi Cáp bị yêu trảm ở Khánh Hòa . Nhằm dập tắt những phong trào kháng Pháp nầy, ngày 11-3.1910 bọn mật thám được tin Đăng Thái Thân đang hoạt động ở xã Nghi Kim, Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, chúng vội vàng giăng lưới bủa vây . Không còn lối thoát, lại quyết không để rơi vào tay kẻ thù, Ngư Hải trước khi tự sát còn kịp bắn chết tên Việt gian Một Độ. Liền sau đó, các đồng chí như Nguyễn Châu, Phạm Tịnh lần lượt vào tay giặc. Lục soát nhà Ngư Hải, thực dân Pháp tịch thu một số giấy tờ của Duy Tân Hội, từ đây, chúng lần ra được Ấu Triệu Lê Thị Đàm, Võ Bá Hạp, Võ Bá Nghi, Tôn Thất Chứng và cả Cụ Đỗ Đăng Tuyển. Do vậy, Cụ Đỗ đã sa lưới và bị bắt ngay trong ngày phục tang thân phụ vừa qua đời . Trên đường đến nhà lao Quảng Nam, Cụ uống thuốc độc tự tử, vì Cụ có đem thuốc theo bên mình, nhưng thuốc không chuyển, lúc đến bờ sông ngang qua làng Thanh Hà, Cụ nhảy xuống trầm mình, bọn giặc tìm cách vớt lên. Khi về đến nhà lao Hội An, Cụ bị tra tấn cực hình rồi biệt giam. Tháng 11 năm 1910 Cụ bị giải đi bộ ra Nghệ An để đối chất với các đồng chí khác nhưng một mực Cụ vẫn yêm lặng. Vào giữa tháng 2 năm 1911 Cụ Sơn Tẩu, Đỗ Đăng Tuyển bị tịch thu hết bằng, sắc, áo mão mà Triều đình đã ban trước đây, bị tịch biên tất cả gia sản và bị kết án 10 năm khổ sai với tội danh " Ám thông tin tức, xuất cuả quyên trợ đồng mưu phản nghịch" ( Luật lệ của chính quyền thực dân và bảo hộ ) . Tại nhà lao Nghệ An, Cụ Đỗ lại 2 lần tự tìm cái chết. Lần thứ nhứt nhờ giấu được 1 cái muỗng, Cụ bèn dùng đầu cán đã mài nhọn để tự mổ bụng. Bọn cai ngục kịp phát giác và tìm cách băng bó cứu sống . Lần thứ 2 Cụ cắn lưởi tự tử. Mưu sự cũng không thành. Thấy giam chung các tù chính trị bên nhau không ổn, và nhứt là sợ ý chí bất khuất, lòng khảng khái quyết đi tìm cái chết của Sơn Tẩu sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của những người tù khác, bọn giặc quyết định đày Ông lên Lao Bảo . Trên đường đi, tại nhà lao Quảng Trị, hai chiến hữu tâm phúc gặp nhau trong cảnh tù đày ; Một hôm, Cụ Đỗ Đăng Tuyển bị lính mật thám xiềng chung với Võ Bá Hạp và dẩn đi đối chất, nhân đi qua đoạn cây cầu gỗ bên dòng Thạch Hãn, Ông Võ giả vờ nói với Cụ Đỗ : " Chúng ta nhảy xuống sông nầy kết liểu cuộc đời cho khỏe". Cụ Tuyển cười và đáp lại : " Phải lựa một cái chết xứng đáng hơn, nơi nầy không phải chỗ để chúng ta chết". Rồi, mỗi người đi mỗi ngã. Trước khi từ biệt, Võ Bá Hạp đề thơ tiển bạn tù khổ sai lên đường, trong đó có câu :

" Văn chi Lao Bảo ly my hương".
" Ngã vi Lao Bảo du hào tẩu".


Tạm dịch nghĩa :

" Người ta nói Lao Bảo là chốn ma quỷ, rừng thiên nước độc".
" Tôi cho rằng chốn ấy là nơi anh hùng hào kiệt tụ họp."..


Và rằng :

" Đãn khuynh Hãn thủy tác biệt tửu,
" Cộng tả bình sinh khối lỗi chi hung hoài !".


Nghĩa là :

" Tôi xin nghiêng dòng Thạch Hãn lấy nước làm rượu tiễn biệt,"
" Đồng thời tôi gữi theo khối u hoài bình sinh chất chứa trong đáy lòng !".


Nổi niềm chua xót của 2 tấm lòng yêu nước thiết tha trong giây phút trùng phùng ngẩu nhiên, khốn cùng. Quả thật, chỉ có núi sông mới chứng tri trước cảnh đời bôn ba, lận đận của họ, đang đen bạc theo vận nước nổi trôi . Biết có gì hơn " Mồ hôi của đá " làm chén ly bôi để một người, sau đó phải lê thân tù tội khắp tỉnh Miền Trung, một người mang gông cùm đi lưu đày trên rừng già đèo Lao Bảo ...Vết thương ở bụng chưa hoàn toàn lành, sức khoẻ suy nhược, lại bị đày đi bộ từ Quảng Trị lên Lao Bảo, nên sau khi tới nơi, và sau bảy ngày tuyệt thực, Cụ Sơn Tẩu Đỗ Đăng Tuyển đã trút hơi thở cuối cùng tại đây, ấy là ngày mồng bốn tháng tư năm Tân Hợi, tức là ngày 2/5/1911 dương lịch. Lúc đó, Cụ mới hưởng dương được 55 tuổi đời .

Khi hung tin về tới làng, người Lão bộc thân tín và nhất mực trung thành của Tuý Ông đã lần mò lên tận nhà lao Lao Bảo xin đưa xác chủ về quê an táng, nhưng bị từ chối . Mãi hơn 1 năm sau, do nhiều lần làm đơn khẩn cầu, gia đình thân quyến mới được phép nhận hài cốt Cụ Đỗ và một lần nữa, chính người Lão Bộc tận trung ấy lặn lội trở lên Lao Bảo nhận lảnh nắm xương khô của người chủ kính yêu mà Lão trọn đời phục vụ đưa về chôn cất tại làng Phú Qúy ( Gần cầu Chánh Cửu ), xã Lộc Chánh, Đại Hiệp, Quảng Nam. Người làng kể rằng, khi mộ Lão Túy ông xây xong, người Lão Bộc đã cất một chòi tranh bên cạnh, hằng bữa hương khói thờ lạy .

Sau lễ 100 ngày cải táng, người ta không còn thấy hình bóng người Lão Bộc " vô danh " già, hiếu trung ấy đâu nữa ... Đến nay, mộ phần Cụ Đỗ được qui về nguyên quán quê làng Ô Gia, vì nơi đó có mồ mả tổ tiên ông bà của Cụ đương yên giấc nghìn thu giữa lòng quê hương với đôi bờ sông nước khôn cùng. Để tưởng nhớ và ghi danh công đức người Lão Say Sơn Tẩu, một anh hùng liệt sĩ đã ra đi từ gốc rạ đất Quảng Nam, một ngôi trường Trung học với di ảnh khắc tên Đỗ Đăng Tuyển, được xây dựng ngay trên quê nhà, đang ngạo nghễ bên ni dòng Vu Gia trong trắng cho hậu thế soi gương !...

Với lịch sữ đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc, các chí sĩ khi phải bị trói tay trước quân thù, nhứt nhứt, trước sau như một, họ vẫn khảng khái, kiên quyết giữ tròn phẩm chất và khí phách của một kẻ sĩ hữu dụng suốt đời vì dân, vì nước. Khi đấu tranh bằng vũ khí tuyệt thực, thì hai cái chết kiêu hùng, bất khuất bằng cách nhịn ăn đến chết phải kể cái chết của Châu Thượng Văn và Đỗ Đăng Tuyển ở Quảng Nam. Bình luận về cách chết nầy, Danh sĩ Huỳnh Thúc Kháng viết rằng : " Bị giam trong ngục mà nhịn ăn từ thánh Cam Địa ( Gandhi) Ấn Độ về sau, nhiều nơi bắt chước đã thành việc cơm bữa không gì lạ. Nhưng Châu quân, Đỗ quân lại trước Cam Địa và nhất định tuyệt thực đến chết, cao hơn thánh hùng Cam Địa một bậc nhỉ ! " ( Thi tù tùng thoại ).

Sào Nam, Phan Bội Châu, sau khi về Huế, đã làm bài thơ khóc người bạn lớn tuổi như sau :

Khóc Ô Gia Đỗ Tuyển

Đau đời nên phải nhớ tiên sinh,
Ưu quốc xưa nay bậc lão huynh.
Tay trắng đỡ liều vai gánh nặng,
Lòng son đưa trước bọn đầu xanh.
Bội Châu không bác e vô sự,
Lao Bảo nhờ anh mới có danh.
Tiếc bác lấy gì an ủi bác,
Vài chung lựu lạc máu thần minh.
Về Đầu Trang Go down
https://12-1ddtk29.forumvi.com
 
Đôi nét về trường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» gui lop truong, ja lang 12-1
» ong anh dien
» Ngày về bị hoãn vô thời hạn vs lễ hội trường y!
» PHÊ BÌNH ÔNG LĨNH HÔM ĐI HỌP LỚP KO CHỊU ĐI MÀ LO ĐI TỚI TRƯỜNG ĐH KHXH VÀ NHÂN VĂN TÁN GÁI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP 12-1 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN K29 :: ĐỖ ĐĂNG TUYỂN-ngày xưa yêu dấu :: TÂM SỰ 12-1-
Chuyển đến